Vào thời Hán – Ngụy có nhà văn Nễ Hành tài năng xuất chúng. Nghe mọi người nhiều lần khen ngợi ông ta nên Tào Tháo càng muốn được gặp. Nễ Hành coi thường Tào Tháo nên cáo bệnh không đến. Không những vậy ông còn nhiều lần chỉ trích Tào Tháo. Biết chuyện Tào Tháo rất tức giận, nhưng vì Nễ Hành có tài nên không đành giết. Tào Tháo bèn tìm cơ hội làm bẽ mặt Nễ Hành


Không lâu sau, Tào Tháo hạ lệnh giáng Nễ Hành làm cổ lại (quan đánh trống). Thời đó, cổ lại là một chức nhỏ bị xã hội coi thường. Theo quy định khi đánh trống, mỗi lần hội triều, cổ lại phải thay bộ y phục được thiết kế đặc biệt cho cổ lại. Đến phiên Nễ Hành , ông vẫn đánh trống – “tiếng trống nghe như than, như oán” – nhưng không chịu thay y phục. Quan chủ quản trách ông: “cổ lại tại sao lại không thay y phục?.” Nễ Hành ngừng đánh trống, đến trước mặt Tào Tháo, lần lượt cởi từng thứ trên người ra, sau đó đứng trần truồng, từ từ mặc bộ đồ cổ lại, rồi tiếp tục đánh trống. Tào Tháo than: “ vốn muốn làm bẽ mặt Nễ Hành, không ngờ lại bị Nễ Hành làm bẽ mặt”.

  
Chốn quan trường thời cổ đại rất coi trọng lễ nghi. Trước mặt vua, phục sức và y phục cũng như từng động tác, tư thế của thần tử đều phải hợp lễ nghi. Việc Nễ Hành trong buổi hội chiều nghiêm túc lại cởi sạch y phục là một hành động thất lễ, làm bẽ mặt tào tháo trước mặt mọi người. 
Câu chuyện này muốn nói với chúng ta rằng: muốn được người khác tôn trọng thì trước tiên chúng ta phải tôn trọng người khác; không muốn bị người khác làm bẽ mặt thì trước tiên đừng làm bẽ mặt người khác; nếu muốn được người khác yêu mến thì trước tiên hãy yêu mến người khác, nếu muốn người khác đối tốt với mình thì trước tiên phải đối tốt với người khác.
Trong giao tiếp chúng ta phải thực sự nghĩ cho đối phương và tôn trọng đối phương chứ không nên đem yêu cầu và các xử lý sự việc của mình để áp đặt cho người khác. Khổng tử là tấm gương điển hình trong vấn đề này. Sử ký có chép: Một lần Khổng Tử muốn ra ngoài, vừa lúc trời đổ mưa lớn, không tìm được xe. Một đệ tử của Khổng Tử nói: “Tử Hạ có, Thày mượn của anh ấy dùng đi trước đi ạ!”. Khổng Tử không đồng ý, ông nói: “nhược điểm của Tử Hạ là tương đối keo kiệt. Khi giao tiếp với người khác, ta nên coi trọng ưu điểm và tránh khuyết điểm của người ấy. Có như vậy chúng ta mới có thể ở với nhau dài lâu được”. Các đệ tử nghe xong không đi mượn xe của Tử Hạ nữa.
Khổng Tử nói: “Làm người ít nhất có 3 trường hợp phải biết lấy mình làm thước đo người.Thứ nhất, bề trên không cố sức làm việc nhưng lại yêu cầu người dưới nghe lênh. Thứ hai, cha mẹ không hiếu thảo nhưng lại yêu cầu con cái phải hiếu thảo. Thứ ba, anh không đáng tôn trọng nhưng lại yêu cầu em phải nghe lời. Đây là triệu chứng của căn bệnh không biết lấy mình làm thước đo người. Một người biết lấy mình là thước đo trong 3 trường hợp này mới có thể là quân tử”. Ở đây Khổng Tử nói “lấy mình làm thước đo người chính là dùng các nói đơn giản, dễ hiểu để làm sáng tỏ đạo lý: “ kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”

Những người tự cho mình là khôn ngoan luôn muốn chiếm được nhiều phần lợi về mình và thoái thác những việc bất lợi cho người khác. Còn những người thực sự sáng suốt hiểu rằng: xã hội là một quần thể, mỗi người là một cá thể trong quần thể.
Chỉ khi mọi người có thể đối tốt với nhau, cùng nhau hợp tác xã hội mới tiến bộ cá nhân mới có thể có được cái mình thực sự muốn có.
Tagged

0 nhận xét