Trong cuộc sống, có một số người lúc nào cũng ra vẻ ta đây giỏi giang hơn người khác. Họ luôn so đo với người khác, tự vỗ ngực tự cho rằng chẳng có ai thông minh bằng mình. Dường như họ nghĩ rằng làm như vậy thì họ sẽ sống tốt hơn người khác. Những người này cũng thường có tư tưởng tư lợi. Trong quan hệ giao tiếp, họ luôn đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu. Cuộc sống của họ vì thế sẽ vô cùng mệt mỏi, căng thẳng, thiếu niềm vui.



     Người như thế quả thực sống rất mệt mỏi. Họ lúc nào cũng chấp nhất người khác, thích hơn người khác. Họ luôn sống trong tâm trạng đề phòng, cảnh giác mọi lúc mọi nơi. Họ lúc nào cũng thận trọng, dè dặt. Người khác nói câu gì, làm việc gì động đến họ - dù vô tình hay hữu ý - họ cũng để bụng và thấy trong lòng không yên. Tối về đến nhà, nằm trên giường, họ lại suy ngẫm cẩn thận, lo lắng người ta đang mưu hại mình. Từ đó, họ sẽ hay để ý, không thành thật, không thoải mái, thậm chí còn rất kiểu cách, câu nệ khi giao tiếp với người khác. Điều này hẳn mang đến cảm giác căng thẳng trong cuộc sống của họ.
     Kỳ thực, người thực sự thông minh sẽ hiểu rằng: làm người đừng tỏ ra quá thông minh. Có như vây, họ mới có được cuộc sống và những mối quan hệ giao tiếp bình thường. Cuộc sống không hoàn toàn giống với thương trường luôn cạnh tranh khốc liệt, nó cần có những mối quan hệ tình cảm nhẹ nhàng, không vụ lợi. Vì vậy họ không cần phải so đo, tính toán chi li, dẫu rằng đôi khi phải làm vậy mới có thể sắp xếp cuộc sống hợp lý, thoải mái, Họ chỉ cần biết tự bằng lòng với những gì mình có là được.
     Những người quá thông minh cũng thường quá lý trí, quá để tâm đến chuyện được mất của bản thân khi giao thiệp với người khác. Họ rất khó tạo mối quan hệ tốt với người khác và rất khó được người ta yêu mến. Có thể về mặt vật chất, họ được hưởng thụ nhiều hơn những người khác, nhưng cái giá họ phải trả về mặt tinh thần cũng rất lớn. Họ muốn cuộc sống trở nên thoải mái, nhưng lại thích hơn người và trục lợi người khác thì họ chỉ tốn công vô ích mà thôi. cuộc sống của họ sẽ vô cùng nhẹ nhàng, vui vẻ nếu như họ sống thành thực, biết tin cậy, hữu hảo, hòa thuận, nhường nhịn giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn. Sống không quá lý trí, họ sẽ dễ dàng trở thành bạn của mọi người, không cần lúc nào cũng cảnh giác và luôn có cảm giác an toàn. 
     Trong Hồng lâu mộng, Vương Hy Phượng là đại diện tuyệt vời cho người lý trí luôn tính toán thiệt hơn. Tiểu thuyết này đã nhiều lần chỉ rõ sự sáng suốt hơn người của nàng ta. Chẳng hạn, trong hồi thứ 46 của tiểu thuyết có tình tiết thế này:

Hình phu nhân cho gọi Hy Phượng. Chẳng biết là có chuyện gì, Hy Phượng bèn thay đồ, ngồi xe chạy tới. Hình phu nhân từ trong nhà bước ra, nói nhỏ với Hy Phượng:
- gọi con đến cũng chẳng có chuyện gì lớn, chỉ có chút chuyện tế nhị. Ông nhà ta ủy thác cho ta, nhưng ta lại chẳng đưa ra được chủ ý gì, đành phải bàn bạc trước với con. Ông nhà ta vừa ý Uyên Ương bên nhà cụ, muốn lấy nó về đây, nên bảo ta đến thương lượng với cụ. Ta nghĩ chuyện này cũng bình thường thôi, nhưng sợ cụ không đồng ý. Con có cách gì không?
Vương Hy Phượng không ngờ mẹ chồng có thể nói chuyện này với mình. Trong lòng nghĩ thầm, chuyện mẹ chồng giao phó không tiện thoái thác; song Uyên Ương là nha đầu được tín nhiệm nhất của Giả Mẫu, nếu nhúng tay vào chuyện này, chắc chắn sẽ đắc tội với giả mẫu. Hỷ Phượng nghĩ đi nghĩ lại, quyết định tránh dính vào chuyên này. Nàng ta cười nói với Hình phu nhân:
- theo con chúng ta đừng nên dây vào chuyện này. Cụ mà xa Uyên Ương, ăn uống không được thì sao mà chịu nổi? Mẹ đừng giận, con chẳng dám đi đâu...Lão gia bây giờ đã già rồi, làm việc cũng có khi nhầm lẫn, mẹ nên khuyên ngăn mới phải. Nếu lúc còn trẻ mà làm những việc ấy thì cũng không sao. Bây giờ anh em, con cháu đề huề rồi, lại còn gây chuyện như thế, phải chăng khó coi với người ta lắm hay sao?
     Vương Hỷ Phượng định dùng những lời này để gạt bỏ ý định giúp Giả Xá chiếm Uyên Ương của Hình phu nhân. Nhưng Hình phu nhân vốn là người nhu nhược, chỉ biết nghe theo lời Giả Xá. Để tự bảo vệ mình, Hy Phượng khuyên bà đừng nên dây vào chuyện này, bà lại buộc nàng ta phải làm. Hình phu nhân nói:
     - Nhà quan năm thê bẩy thiếp cũng là chuyện thường, riêng nhà ta lại không được à? Tôi có ngăn, ông nhà ta cũng chẳng nghe đâu...Tôi gọi chị đến đây, chẳng qua để bàn thôi, thế mà chị đã nói ra hàng tràng không nên. Lẽ nào tôi lại bảo chị đi? Tất nhiên, tôi phải tự đi lấy. Chị lại còn bảo tôi không biết can ngăn. Chị không biết tính ông nhà ta à! Can không được lại đâm ra cãi nhau với tôi thôi!
biết có khuyên cũng chẳng được vì mẹ chồng có cách nghĩ của bà, Hy Phượng bèn thay đổi dọng điệu:
     - mẹ nói rất phải. Con hãy còn dại, chưa biết đắn đo. Kể ra phận làm cha mẹ, con cái đã mở miệng xin thì không những một con a hoàn mà ngay cả người ngọc, cụ chả cho lão gia nhà mình thì còn cho ai? Con sẽ đến trước chuyện trò cho cụ vui. Khi mẹ đến, con sẽ kiếm cách đem tất cả người hầu trong nhà lảng ra một chỗ. Khi ấy mẹ tha hồ nói với người, nếu người cho càng hay, không cũng chả sao, chẳng ai biết cả.
     Hy Phượng nói vậy để vừa thoát thân vừa đưa ra kế sách cho Hình phu nhân. Nghe nàng ta nói vậy, Hình phu nhân vui vẻ trở lại, nói:
Nói thế phải đấy! Giờ chị hãy sang trước đi, chớ để lộ chuyện đấy! tôi ăn cơm song sẽ sang ngay.
Hỷ Phượng trong lòng nghĩ thầm:' Uyên Ương vốn là con nha đầu tính tình nóng nẩy. Lấy gì đảm bảo nó có bằng lòng hay không? Nếu ta sang trước, mẹ sang sau, nó bằng lòng thì không có chuyện gì, nếu nó không bằng lòng, mẹ là người đa nghi, lại ngờ ta nói lộ chuyện. Bấy giờ mẹ sẽ thấy đúng như lời ta nói, đâm xấu hổ quá hóa giận, đem ta ra giày vò cho hả giận, như thế không hay. Như thế không hay. Chi bằng ta cùng đến với mẹ, dù có bằng lòng hay không, chắc mẹ chẳng ngờ đến ta. Nàng ta làm như vậy vừa tránh Giả Mẫu hoài nghi nàng ta câu kết với Hình phu nhân vừa tránh Hình phu nhân nghi ngờ nàng ta đứng giữa phá hoại. Thế là Hy Phượng quay ra Hình phu nhân bịa đặt:
     - Lúc nãy trước khi con qua đây, bên nhà mợ con mang cho 2 con gà gô, con đã bảo chúng nó quay rồi, định đến bữa cơm chiều đưa sang biếu mẹ. Khi mới đến cửa ngoài, thấy bọn hầu nhỏ kéo xe đi nói xe của mẹ bị bật mui, phải đem đi sửa. Chi bằng bây giờ mẹ ngồi xe của con cùng đến thì hơn.
Hình phu nhân thấy Hy Phượng nói có lý, bèn lệnh người đến phòng thay y phục. Phượng Thư vội vàng hầu hạ một lúc rồi 2 mẹ con cùng ngồi xe đi. Đến trước cửa nhà giả mẫu, Phượng Thư lại nói:
     - Mẹ đến chỗ cụ, nếu con đi cùng, người hỏi đến làm gì sẽ không tiện. Vậy mẹ hãy đến trước, con về thay quần áo rồi sẽ sang sau.
Hình phu nhân nào ngờ Hỷ Phượng lấy chuyện thay đồ làm cái cớ thoát khỏi " chốn thị phi", khôn khéo tránh đi.
Hình phu nhân chuyện phiếm một lúc cùng Giả Mẫu, sau đó tìm đến buồng Uyên Ương nói thật, kết quả bị mắng vào mặt. Cuối cùng Uyên Ương chạy đến trước mặt Giả Mẫu khóc lóc loạn lên, bày tỏ quyết tâm thà chết không rời Giả Mẫu. Lúc này Giả Mẫu quả nhiên không ngoài dự đoán - giận rui người lên, không cần phân biệt phải trái, mắng chửi những người có mặt:
- ta chỉ còn có một người trông cạy được, chúng nó lại định tìm cách cướp đi! Ngoài mặt ra vẻ hiếu thảo, trong bụng lại ngấm ngầm trực hại ta. Có của gì tốt cũng đến lấy, có người nào tốt cũng đến đòi. Còn có một con bé, thấy ta yêu nó, tự nhiên các người đâm tức, định xách nó đi, để rồi tha hồ mà làm hại ta. 
     Phượng Ớt cũng có mặt ở đó. Giả Mẫu trách nàng ta mấy câu. Nàng ta dùng mấy câu dễ nghe đã chuẩn bị từ trước giúp Giả Mẫu nguôi giận. Còn Hình phu nhân bị quở trách đến nỗi mặt mày đỏ bừng, toàn thân run lên, không đứng vững nữa.
     Hỷ Phượng đối nhân sử thế tuy khôn khéo nhưng cái kiểu" dốc sức tính toán" như vậy dù ít chịu thiệt trước mắt song cũng làm cho nàng ta sống rất mệt mỏi, khổ sở, bị người thân dè chừng, xa lánh. Cuối cùng nàng ta mất hết uy quyền trong Giả phủ rồi rơi vào kết cục chết yểu.
     Chúng ta cần sáng suốt. Trong cuộc sống chúng ta sẽ gặp những người không phải thực sự hồ đồ, họ chỉ là không muốn phải mệt mỏi vì quá lý trí. Đó là vì họ sáng suốt. Một người sáng suốt sẽ không so sánh thiệt hơn, cũng không để bụng những chuyện nhỏ nhặt. Như vậy cuộc sống của họ rất có ý nghĩa và giá trị
Tagged

0 nhận xét