Có một luật sư New York trẻ tham gia tranh cãi một vụ án quan trọng có liên quan đến một số tiền lớn và một vấn đề pháp luật quan trọng. Trong cuộc tranh cãi, vị thẩm phán của tòa án tối cao nói với chàng luật sư trẻ:

Thời hạn truy tố của luật hàng hải là 6 năm đúng không?
Chàng luật sư ngây người một lát, nhìn thẩm phán, sau đó thẳng thắn nói:
Không, thưa thẩm phán, luật hàng hải không có thời hạn truy tố.
Sau này, chàng luật sư đó nói với người khác:
Lúc đó, bầu không khí trong tòa lập tức trầm xuống. dường như ngay cả những hơi thở ấm áp cũng trở nên băng giá. Dù tôi nói đúng, ông ta nói sai và tôi cũng chỉ chỉ ra sự thật nhưng ông ta không hề vui vẻ vì chuyện đó. Ngược lại, sắc mặt ông ta tái xanh, khiến người ta trông thấy đã khiếp sợ. Dù pháp luật đứng về phía tôi, nhưng tôi đã gây ra một lỗi lầm nghiêm trọng: trước mặt mọi người đã chỉ ra cái sai của một người danh vọng nức tiếng, học thức phong phú.
Anh chàng luật sư này đúng là đã phạm phải sai lầm là tỏ ra hiểu biết hơn người. khi chỉ ra sai sót của một người có địa vị và uy tín cao, tại sao anh ta lại không suy xét kỹ càng hơn một chút?
Giáo sư Haddon Robinson trong cuổn sách Quá trình hạ quyết tâm đã có một đoạn mang đầy tình gợi mở: “con người, có khi tự nhiên thay đổi cách nghĩ của mình, nhưng nếu như người nói anh ta sai, anh ta sẽ giận dữ và càng thêm cố chấp hơn. Con người, đôi khi cách nghĩ không thật đúng, nhưng nếu có ai đó không đồng ý với cách nghĩ của anh ta, anh ta sẽ ra sức bảo vệ cách nghĩ của mình. Không phải là cách nghĩ đó hay ho gì, mà chỉ vì lòng tự trọng của anh ta đang bị đe dọa…”.
Một chính trị gia người Anh ở thế kỷ 19 đã dạy con trai mình như thế này: “con phải thông minh hơn người khác, nhưng con không được nói cho người khác biết con thông minh hơn anh ta”.
Socrates ở Athens cũng khuyên răn các môn đồ của mình như thế này: “tôi biết rằng tôi không biết gì cả”.
Bạn đừng bao giờ nói những câu như thế này: “xem đi! Anh phải biết là ai đúng ai sai”, “tôi làm anh thay đổi cách nghĩ. Tôi thông minh hơn anh nhiều”. Những câu nói này trên thực tế là những lời thách thức. trước khi bạn vẫn chưa bắt đầu chứng minh sai lầm của đối phương, anh ta đã chuẩn bị ứng chiến rồi. Tại sao cứ phải chuốc thêm phiền phức cho mình!

Bất luận bạn dùng cách gì chỉ ra sai lầm của người khác – một ánh mắt kinh khủng, một giọng điệu miệt thị, một tư thế kẻ cả - tất cả đều có thể đem lại hậu quả khó lường. Bạn cho rằng anh ta sẽ đồng ý với những điều bạn chỉ ra sao? Chắc chắn là không bao giờ, vì bạn đã phủ nhận trí tuệ và khả năng phán đoán của anh ta, bôi nhọ danh dự và xúc phạm lòng tự trọng của anh ta, đồng thời còn làm tổn thương tình cảm của anh ta. Anh ta không những không thay đổi suy nghĩ của mình mà còn chống đối bạn. Thế nên, bạn cần phải chú ý. Hãy cố gắng khéo léo hết sức để giữ thể diện cho người khác.
Tagged

0 nhận xét