Khi lên ngôi, Tải Thuần nhà Thanh chỉ mới bốn tuổi, mọi việc đều do hai thái hậu “thùy liêm thích chính” (rủ mành và nghe việc nước). Từ Hi thường xuyên một mình triệu kiến quần thần việc gì cũng không thương lượng với Từ An Thái hậu, Từ An rất bất bình.
Đầu năm 1881, Từ Hi đột nhiên lâm trọng bệnh, dù đã mời nhiều danh y chữa trị nhưng đều không có kết quả. Sau đó bà uống những loại thuốc dùng để bồi dưỡng sau khi sinh để trị liệu thì “hiệu quả như thần”. Thế là Từ An thái hậu biết Từ Hi thiếu đứng đắn, bèn mượn cớ chúc mừng Từ Hi hồi phục sức khỏe, đem rượu đế đến cung Chung Túy, cùng uống với Từ Hi. Uống được 3 tuần, Từ An sau khi cho người hầu lui, lại nói đến chuyện hoàng đế Hàm Phong lúc cuối đời.
Hơn 20 năm nay hai cung ăn ở với nhau xem như rất tốt, có một chuyện từ lâu ta đã muốn nói với muội. Mời muội xem một thứ.
Từ An nói rồi lấy ra từ trong tráp một cuộn vải vàng. Đây là chỉ thị viết tay Hàm Phong hoàng đế lúc lâm chung viết cho Từ An Thái hậu, đại ý nói nếu sau này có phi tần nào không an phận, có thể căn cứ theo chiếu mệnh này để thanh trừ người đó. Từ Hi sau khi nghe xong, mặt biến sắc.
Từ An Thái hậu hoàn toàn xuất phát từ lòng hảo tâm nói cho Từ Hi biết chuyện này, muốn mượn di chiếu này để khuyên Từ Hi luôn chú ý giữ gìn. Để tránh làm Từ Hi nghi kỵ Từ An đã thu di chiếu tại đó, đốt dưới ánh nến và nói:
Tờ giấy này vô dụng rồi, đốt đi là tốt nhất.
Từ Hi ngoài mặt cảm động đến rơi nước mắt nhưng trong lòng lại có ý định xấu xa. Không lâu sau, Từ An Thái hậu cảm mạo, tối hôm đó thì chết, trên thực tế là bị Từ Hi đầu độc.
Những người vì nói chuyện thiếu thận trọng mà dẫn tới họa sát thân như Từ An có rất nhiều, Thẩm Đức Tiềm cũng là một ví dụ tiêu biểu.
Nhà thơ, nhà phê bình thơ nổi tiếng thời Thanh Thẩm Đước Tiềm đã từng làm đến chức Lễ bộ thượng thư, sinh thời rất được Càn Long yêu mến. Mỗi khi đi năm tuần, Càn Long hoàng đế rất thích đi khắp nơi để đề thơ. Mỗi khi có tác phẩm, Càn Long thường lệnh cho họ Thẩm sửa giúp, thậm chí còn để họ Thẩm viết thay. Vốn tính khoe khoang, họ Thẩm thường nói với các bạn thơ bài thơ nào là do mình sửa, bài thơ nào là do mình làm thay, thậm chí còn đưa những bài thơ mình làm thay vào tập thơ của mình, như vậy là đã đắc tội với hoàng đế. Sau đó, vì trong bài thơ Vịnh hắc mẫu đơn của họ Thẩm có câu “đoạt chu phi chính sắc/ Dị chủng dã xưng vương” mà Thẩm Đức Tiềm bị bắt, sau khi chết còn bị phanh thây. Ngục văn tự là một bảo bối của các vị vua Trung quốc chuyên dùng để trị tội những văn nhân mặc khách. Điều này ít nhiều cũng liên quan đến việc các văn nhân đời xưa một mặt tự cho mình thanh cao, mặt khác lại không thể tách khỏi sự ân sủng của hoàng đế. Họ tự cao, thích khỏe khoang, xuất ngôn tùy hứng mà không ngờ được sự hiểm ác của cuộc đời. vì lời nói mà gặp họa là chuyện thường thấy ở các triều đại trung quốc cổ xưa, khó có thể quên được.

Cổ nhân nói:“Nột vi quân tử, quả vi tiểu nhân” (nói năng từ tốn là quân tử, nói năng nhún nhường là tiểu nhân). “họa từ miệng mà ra” không phải là ngụ ý là không cho chúng ta nói mà là cảnh báo chúng ta khi nói chuyện nhất định phải thận trọng. Mở miệng nói chuyện thì phải suy nghĩ, cân nhắc: vì sao phải nói, đối tượng nói là ai, nên nói như thế nào. Tất cả những điều này đòi hỏi bạn phải có một hiểu biết nhất định. Người xưa khi đối diện với vấn đề này thường đề xướng đạo lý: “đạo bất đồng, bất tương vi mưu”, nhằm biểu đạt: “tư tưởng, quan niệm khác nhau thì không cùng nhau bàn luận được”. Cách này vừa thể hiện rõ lập trường của bản thân vừa không làm tổn thương lòng tự trọng của đối phương. “ Quân tử tuyệt giao, cũng không nói những lời xấu xa” -  đem triết lý giữ mình này mở rộng ra có thể thấy cổ nhân rất xem trọng đạo xử thế. Dù nhìn thấu bản chất của một sự việc, đôi khi bạn cũng không nên đem chân tướng sự việc nói ra. Lúc này, chỉ có cách giả bộ không biết, bạn mới có thể giúp bản thân tránh được họa. Bên trong sáng suốt, bên ngoài hồ đồ - đây mới là đạo lý giữ mình khôn ngoan.

bài viết có liên quan:


Tagged

0 nhận xét