Người xưa rất giỏi che dấu mục đích hành động của bản thân, không dễ dàng tiết lộ. Những vấn đề trọng đại chỉ sau khi đã đạt được thành công, họ mới luận bàn về bí quyết của thành công đó. Làm thế nào để nắm được mục tiêu, chí hwngs của mình trong thực tiễn cuộc sống đã trở thành nội dung chủ yếu của chiến lược ẩn thân đúng đắn. 

Kế ẩn thân đã có lịch sử lâu đời ở Trung Quốc. Chẳng hạn, vào thời  Xuân Thu, Sở Trang Vương chấp chính, Sở quốc vừa mới thua Tấn quốc, thế nước không vượng, Sở Trang Vương cũng không biết có bao nhiêu người nguyện chết vì ông. Thế nên ông áp dụng kế ẩn thân, ba năm không màng đến quốc chính, ngoài ra còn hạ lệnh: “người nào dám can ngăn, giết không tha!” để thử xem trong quần thần có ai là không sợ chết, có ai là người trung thành, thẳng thắn không. Nhờ sự liều chết can đảm của bọn Ngũ Cử, Lao Tòng, ông đã có được lực lượng ủng hộ cải cách. Ông áp dụng triệt để hình thức sử phạt, thu nhận hàng trăm người. Về đối nội, ông chỉnh đốn cơ cấu hành chính, giảm sưu thuế cho dân; về đối ngoại, ông liên tiếp dành thắng lợi, chỉ một trận đã trở thành một trong “ngũ bá”. Sở Trang Vương đã che dấu mục đích của mình chính là để có thể thực hiện đến cùng. Đây chính là mức độ cao của kế ẩn thân. Sau khi thành công, ông mới công khai dã tâm của mình, vì lúc này chẳng ai có khả năng thay đổi địa vị bá chủ của ông nữa. vì thế, việc dùng chính sách ẩn thân hay không, chỉ có thể kết luận sau khi đã phân tích kỹ tình hình của bản thân.
Một ví dụ điển hình khác thể hiện sự sáng suốt khi vận dụng chính sách ẩn thân, đó chính là cảnh trong Tam quốc giễn nghĩa khi Lưu Bị và Tào Tháo uống rượu luận anh hùng. Lúc đó, Lưu Bị bị ép giữa hai thế lực lớn là Tào Tháo và Lữ Bố nên không thể nào giữ thế trung lập được nữa, đành dựa vào Tào Tháo cùng tiêu diệt Lữ Bố.
Tào Tháo trong lúc đi săn đã cố ý để lộ ý đồ soái ngôi, nhằm thăm dò thái độ của quần thần. Lúc này, các đại thần đều rất tức giận nhưng không dám nói ra, chỉ có Quan Vũ “rút đao thúc ngựa, muốn chém Tào Tháo”. Lưu Bị lại “xua tay,đưa mắt”, ngăn cản Quan Vũ, còn dùng lời lẽ cung kính nói với Tào Tháo:
Tể tướng thiện xạ, hiếm có trên đời.
Điều này cho thấy Lưu Bị suy nghĩ thật sâu xa. Thế nên, khi dựa vào bức huyết thư của Hán Hiến Đế để liên minh lật đổ Tào Tháo, bọn Đổng Thừa và Vương Tử Phục cũng lôi Lưu Bị vào trong tập đoàn chính trị này. Sau khi ký tên liên minh, Lưu Bị “tạm lưu về vườn trồng rau, đích thân tưới nước, chăm sóc, dùng kế ẩn thân đề phòng Tào Tháo mưu hại”.
Không ngờ Tào Tháo vô cùng sáng suốt. Tào Tháo nghĩ Lưu Bị là anh hùng có chí hướng cao xa như vậy sao đột nhiên lại đi trồng rau, chắc chắn là có sự kiện trọng đại gì ảnh hưởng đến Lưu Bị. Nghĩ vậy, Tào Tháo bèn sai Hứa Chử, Trương Liêu dẫn mười mấy người mời Lưu Bị đến phủ tể tướng. Trong khung cảnh “bàn để mơ xanh, một bình rượu nấu, hai người ngồi đối diện, cởi mở, uống thỏa thích” đã giễn ra một vở kịch lưu truyền sử sách. Lúc đó, Tào Tháo hầu như đã biết rõ nhưng vẫn cố ý hỏi vì muốn Lưu Bị thừa nhận mình ôm chí anh hùng. Lưu Bị thì cố ý kéo những người bên cạnh vào, đầu tiên là nhắc đến Viên Thuật, người khiến người ta không thể coi thường nhất; Tào Tháo nói ông ta chỉ là bộ xương khô trong mả. Lưu Bị lại lần lượt nêu lên Viên Thiệu, Lưu Biểu, Tôn Bá Phù, Tôn Sách… duy chỉ không nhắc đến những người tham gia liên minh lật đổ Tào Tháo do Đổng Thừa đứng đầu và bản thân mình. Tào Tháo dĩ nhiên không hài lòng bèn nói thẳng:
Anh hùng trong thiên hạ ngày nay, chỉ còn có Sứ quân với Tháo này thôi!
Lưu Bị trong lòng vốn đã lo lắng chuyện liên minh lật Tào bị bại lộ, giờ nghe Tào Tháo gọi mình là anh hùng thì càng cho rằng chuyện đã bị bại lộ, lỡ tay đánh rơi đôi đũa xuống đất. Đúng lúc đó có tiếng sấm vang lên. Để tránh Tào Tháo nghi ngờ thêm nữa, Lưu Bị đành phải giả vờ sợ tiếng sấm để lui về phòng. Rất may Tào Tháo lại nghĩ người này ngay cả tiếng sấm cũng sợ thì có lẽ cũng chẳng phải anh hùng gì, nên cũng gạt bỏ hoài nghi trong lòng. Sau này, Lưu Bị mượn cớ thảo phạt Viên Thuật lãnh binh xuất phát, “phá vỡ lồng sắt chốn hùm sói, đột mở khóa vàng thoát giao long”, đặt nền móng hình thành thế chân vạc.
Sách lược ẩn thân trên thực tế được dùng khi sức chưa đủ để đạt được mục tiêu mà mình theo đuổi cũng như khi cần tránh kế hoạch hành động ngăn cản, quấy rối, phá hoại mình của người khác.

Dù ngoài mặt là lùi bước nhân nhượng, nhưng bên trong sách lược ẩn thân lại là sự mềm dẻo nhẫn nhịn của con người. Vận dụng thích hợp sách lược này chính là một biểu hiện quan trọng của lối sống khôn ngoan.

xem thêm bài viết liên quan:


Tagged

0 nhận xét