Nhà văn Tô Đông Pha thời Bắc Tống tư chất thông minh, đọc đâu nhớ đấy, xuất khẩu thành thơ. Ông được người đời cho là “vừa có cái phong lưu của lý bạch vừa có cái mẫn tiệp của Tào Tử Kiến”. Tô Đông Pha được phong hàn lâm học sĩ, làm việc dưới trướng tể tướng Vương An Thạch. Vương An Thạch rất coi trọng tài năng của ông nhưng Tô Thức (tên thật của Tô Đông Pha) vốn tự kiêu, thường xuất ngôn có hàm ý châm biếm.



Tô Thức làm quan ở Tô Châu ba năm. Hết thời gian bổ nhiệm, ông trở về kinh. Ba năm trước, do đắc tội với Vương An Thạch nên ông bị giáng chức. Lần này trở về, Nghĩ mình nên đến chào hỏi mới đúng, ông bèn tới phủ tể tướng. Lúc này, Vương An Thạch đang ngủ trưa, người gác cổng đưa Tô Thức vào thư phòng phía đông ngồi đợi. Ngồi không chẳng có chuyện gì làm, nhìn qua thấy có tờ giấy đề hai câu thơ Vịnh cúc của Vương An Thạch đang làm dở, Tô Thức bất giác cười nói: “Nhớ năm đó khi mình làm quan ở kinh thành, ông ta viết ra ngàn vạn lời, cũng chẳng cần phải suy nghĩ. Ba năm sau, quả nhiên tài năng đã lụi tàn, chỉ có 2 câu thơ mà viết mãi chẳng ra”. Lẩm nhẩm hai câu thơ, đột nhiên ông hét lên: “A, vốn cả hai câu thơ này cũng chẳng ăn nhập gì cả!”. bài thơ viết thế này: Hoàng hôn phong vũ minh viên lâm / tài cúc phiêu linh mãn địa kim ( gió tây đêm qua dạo ngang vườn, thổi rơi hoa vàng trải khắp sân). Tô Thức thấy gió tây mạnh vào mùa thu, hoa cúc nở rộ cuối thu dù có khô héo cũng chẳng dụng cách. Nghĩ đến đây, Tô Thức không nén được, tự đề thêm hai câu: thu anh bất tỉ xuân hoa lạc / vi báo thi nhân tử thế khán ( hoa thu không rụng như hoa xuân / nói để nhà thơ vịnh cẩn thận). Sau khi viết xong, ông lại nghĩ: nếu châm trọc tể tướng như vậy, chỉ sợ lại gây ra phiền phức, còn nếu như xé bài thơ đi thì chẳng ra thể thống gì. Nghĩ đi nghĩ lại, cảm thấy bất an, ông bèn đặt bài thơ về chỗ cũ, cáo từ ra về. Ngày hôm sau hoàng thượng hạ chỉ, giáng Tô Thức làm đoàn luyện phó sứ ở Hoàng Châu.
Tô Thức nhậm chức ở Hoàng Châu gần một năm, nháy mắt đã đến cuối thu. Một ngày gió đột nhiên nổi lớn. sau cơn gió, hoa cúc sau vườn rụng hết, vàng khắp cả sân, trên cành chỉ còn trơ lại những đài hoa. Tô Thức nhất thời choáng váng, không nói được lời nào. Lúc này ông mới biết là hoa cúc Hoàng Châu quả nhiên rụng cánh! Bất giác ông nói với bạn:
-          Tôi bị giáng chức, cứ nghĩ là tể tướng mượn chuyện công báo thù riêng. Ai ngờ là tôi sai. Lẽ ra tôi không nên coi thường, nhạo báng người khác. Đúng là đi một ngày đàng học một sàng khôn!
Trong lòng xấu hổ, Tô Thức muốn tìm cơ hội tạ lỗi với Vương An Thạch. Nghĩ lại lúc sắp rời kinh, Vương An Thạch đã từng nhờ lấy nước Trung Hiệp ở đập Tam Hiệp về để pha trà Dương Tiễn nhưng vì trong lòng không phục nên ông sớm đã quang chuyện lấy nước ra khỏi đầu. Nghĩ đến cơ hội về kinh trong lễ Đông chí sắp tới, ông định bụng sẽ mang nước ở Trường Giang Tam hiệp về để tạ lỗi với tể tướng.
Tiết đông chí đã gần đến, Tô Thức cáo phép, đưa vợ bị bệnh về quê. Sau khi chia tay vợ, Tô Thức một mình đi dọc theo song. Vì cả ngày đi đường xa mệt mỏi nên ông đã ngủ quên. Đến lúc thức dậy thì đã đến Hạ Hiệp, nếu quay thuyền lại thì sợ không kịp về kinh, lại nghe một ông lão nói: “ Tam Hiệp tương liên, không gì ngăn cách, nước cũng vậy, khó phân tốt xấu”. Tô Thức bèn múc một lọ nước Hạ Hiệp đem về kinh.
Tô Thức đến phủ tể tướng thăm hỏi trước. Vương An Thạch ra lệnh cho người gác cổng đưa Tô Thức vào thư phòng phía đông. Tô Thức nghĩ đến chuyện sửa thơ năm ngoái, trong lòng đã rất hổ thẹn. Giờ lại nhìn thấy trên cột có gián bài thơ, ông càng thêm xấu hổ, bèn cúi đầu quỳ xuống nhận lỗi. Nhận bình nước từ tay Tô Thức, Vương An Thạch bèn cầm đi nấu nước pha trà Dương Tiễn. Vương An Thạch hỏi nước lấy ở đâu, Tô Thức cười đáp: “Trung Hiệp”. Vương An Thạch cười nói:
-          Lại còn lừa ta, đây rõ ràng là nước Hạ Hiệp, sao có thể giả mạo nước trung hiệp được.
Tô Thức hoảng hốt, vội vàng giải thích do nghe dân bản địa nói Tam Hiệp tương liền, nước cũng vậy, không ngờ tể tướng lại phân biệt được. Vương An Thạch nghiêm giọng nói:
-          Người đọc sách không chỉ tin vào lời đồn, nhất định phải cẩn thận suy xét. Ta nếu không phải đã từng đến Hoàng Châu, tận mắt chứng kiến hoa cúc rụng cánh, làm sao dám làm bài thơ nói lung tung như vậy? Nước ở Tam Hiệp, trong Thủy kinh chú đã nói: nước Thượng Hiệp quá gấp, nước Hạ Hiệp quá chậm, duy chỉ có nước Trung Hiệp là vừa phải. Nếu dùng pha trà Dương Tiễn, nước Thượng Hiệp sẽ cho vị nồng, nước Hạ Hiệp sẽ cho vị Nhạt, nước trung hiệp sẽ cho vị vừa phải. Mầu trà hôm nay nửa giờ mới hiện ra nên có thể biết ngay là nước Hạ Hiệp.Tô Thức vô cùng kính phục. Vương An Thạch lại mở tủ sách nói với Tô Thức: Ngươi có thể lấy một quyển sách trong hai mươi tư tủ sách này và đọc một câu. Nếu như ta không đọc được câu tiếp theo thì coi như ta đời này vô học.
Tô thức lấy một quyển sách bám đầy bụi, Dường như lâu lắm chẳng đụng đến, để thử Vương An Thạch, không ngờ Vương An Thạch đáp lại rất lưu loát. Tô Thức không kìm được thán phục:
Tể tướng học thức uyên thâm, không nông cạn như Tô Thức đây!
Tô Đông Pha là một nhà văn, có rất nhiều tác phẩm được truyền tụng, chỉ vì cạy tài ngông cuồng, xuất ngôn mạo phạm, đã ba lần bị Vương An Thạch trừng trị, từ đó không còn dám coi thường, chế nhạo người khác nữa.
Tô Đông Pha còn như vậy, chúng ta – những người tài năng không bằng Tô Đông Pha – Càng nên hành động và nói năng thận trọng, khiêm tốn. bởi lẽ, chúng ta không thể đọc hết sách trong thiên hạ và cũng không thể hiểu hết mọi chuyên trên đời. Như cổ nhân có nói: “có thể ngu dốt mà thông minh, không thể thông minh mà ngu dốt”.

XEM THÊM:

Tagged

0 nhận xét