Thành thật là một trong những đức tính tốt đẹp của con người. Ai trong chúng ta cũng đều hi vọng trong giao tiếp sẽ gặp được người thành thật, đáng tin. Tuy nhiên, xã hội vẫn tồn tại thói đạo đức giả và xảo trá nên hầu hết mọi người vẫn còn nảy sinh tâm lý “đề phòng bị người khác hãm hại”.

Trong hiện thực cuộc sống, muốn thực hiện được 2 chữ “thành thật”, chúng ta cần phải có dũng khí, đôi khi còn phải chấp nhận chịu trả giá. Trong mối quan hệ giữa người với người, dám thừa nhận khuyết điểm và sự thiếu hiểu biết của mình sẽ để lại cho đối phương ấn tượng sâu sắc, từ đó tăng thêm sự tín nhiệm của đối phương.
Thông thường, người ta có tâm lý không muốn để người khác thấy được nhược điểm của mình nên rất khó mở miệng nói 3 chữ “tôi không biết”. Thế nhưng, nếu bạn dũng cảm thừa nhận điều mình không biết thì trái lại, bạn có thể làm tăng sự tín nhiệm của người khác đối với bạn. Bởi lẽ, thẳng thắn nói mình không biết, bạn không những để lại cho người ta ấn tượng bạn rất thành thật, mà còn khiến người ta khâm phục sự dũng cảm đó của bạn. Hơn nữa, người ta sẽ cho rằng bạn nhất định là biết chính xác rồi mới nói, vì thế càng thêm tín nhiệm bạn.
Nếu trong giao tiếp, bạn bày tỏ rõ khuyết điểm của mình, bạn thường sẽ được người khác tin tưởng. Vì con người luôn có tâm lý “tốt khoe, xấu che” nên nếu bạn thật thà để lộ khuyết điểm, người khác sẽ cảm thấy bạn rất thành thật, từ đó nảy sinh cảm giác tin tưởng bạn.
Dĩ nhiên, khi thành thật chỉ ra khuyết điểm của mình, bạn cũng cần chú ý không phá vỡ hình tượng của bản thân. Cách tốt nhất là: bộc lộ khuyết điểm thích hợp nhưng không để người ta cảm thấy bạn kém cỏi.

Tục ngữ có nói: “ nhân vô thập toàn”. Một người có khuyết điểm thường thành thực, đáng tin, dễ nhận được sự công nhận của người khác. Vì vậy, người thực sự sáng suốt thường thừa nhận hoặc bộc lộ những thiếu sót không đáng kể của mình.

xem thêm :

Tagged

0 nhận xét