#htmlcaption1 #htmlcaption1 #htmlcaption1 #htmlcaption1
CHỌN MẶT GỬI VÀNG

Trong cuộc sống, chúng ta phải có niềm tin vào người khác, phải có gia đình, bạn bè, bằng hữu mới có thể cảm thấy bình an. Thế nhưng nếu ta bất cẩn tin lầm người không đáng tin thì hậu quả khôn lường. Nhẹ thì mất tiền, mất của, nặng thì vướng phải vòng lao lý hoặc thậm chí mất cả tính mạng. Lựa chọn người để tin tưởng quả là công việc không hề đơn giản nếu ta chỉ dựa vào cảm xúc để đặt niềm tin thì có phần chưa chính xác. Trong thực tế, đa phần người ta tin nhau bằng cảm giác – “cảm thấy tin” chứ không thể lý giải được lý do tại sao tin, đó là nguyên nhân cốt lõi của việc trao nhầm niềm tin. Để tìm được người xứng đáng trao gửi niềm tin ta cần phải có một chút phương pháp và sự khéo léo.

Hãy tìm cho mình những người bạn tốt, họ là những người có ý chí mạnh mẽ, chăm chỉ lao động và có thái độ lao động tích cực. Những người yêu lao động mới hiểu được giá trị thực sự của cuộc sống, mới có tình thương và sự khoan dung đối với người khác. Những người này nếu biết cách sử dụng thời gian hiệu quả hay nói cách khác là họ có phương pháp lao động tốt và có thêm một chút thông minh thì họ chính là những người bạn tốt mà bạn nên tập hợp quanh mình. Tất cả những lần bạn giao tiếp với người khác đều là cơ hội để bạn tìn hiểu họ, từ những lần uống cà phê, những lần đi nhậu với đối tác…bạn phải tinh tế mới có thể nhận ra bản chất thật của họ làm cơ sở để đặt niềm tin sau này.
Đức chúa jêsus có 12 người bạn sau này 2 trong số họ đã phản bội lại ông. Chúng ta là những người bình thường thì có lẽ tỷ lệ chọn nhầm bạn để chơi còn cao hơn nhiều. vậy nên 4 khía cạnh để đánh giá sâu một người trước khi bạn quyết định trao niềm tin của mình cho họ là điều cần thiết dù họ đã nằm trong nhóm bạn tốt của bạn.
Thứ nhất: họ phải là người có năng lực hành vi dân sự. Họ đã đủ 18 tuổi, không bị tâm thần hay các triệu chứng của bệnh này, họ không bị tòa kêu án. Như vậy họ sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật cho mọi hành vi của họ.
Thứ hai: họ phải là người có uy tín. Uy tín là thái độ, là ý muốn thực hiện nghĩa vụ của mình. Vay tiền thì có ý muốn trả nợ, nợ ân tình cũng luôn chờ cơ hội báo đáp thì đó là uy tín. Muốn xác định uy tín của một người có thể thông qua lịch sử hành vi, lịch sử vay nợ, hay giao dịch của họ hoặc thông qua danh tiếng, nhận xét của dư luận. ngoài ra nếu bạn trang bị một chút kiến thực về nhân tướng học, ngôn ngữ cơ thể… bạn có thể tìm thấy mối liên hệ giữa biểu hiện bên ngoài và phẩm chất bên trong từ đó có cái nhìn chính xác hơn về uy tín của một người.
thứ ba: bạn phải tìm hiểu mục đích của hành vi. Một đối tác mua chịu hàng của bạn, một người bạn vay tiền của bạn họ có mục đích gì? Họ mua hàng để bán kiếm lời và trả tiền hàng cho bạn, hay họ mua chịu hàng và quỵt nợ luôn. Họ muốn làm ăn lâu dài với bạn hay họ chỉ là kẻ lưa đảo, làm ăn chụp dật. Bạn cần tinh tường xác định rõ mục đích thực sự của họ mới có thể trao gửi niềm tin đúng chỗ được.
Thứ tư: môi trường sống của người đó. “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” là trường hợp vô cùng hiếm trong thực tế. “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” phản ánh đúng thực tế hơn. cũng giống như một doanh nghiệp mạnh kinh doanh trong môi trường khủng hoảng kinh tế, một thủy thủ bơi ngược dòng… rất khó để giữ mình và phát triển. Nếu bạn đang đánh giá một người là bạn tốt, nhưng xung quanh họ, từ gia đình đến bạn bè của họ đều là người xấu thì bạn nên coi lại cách nhìn của mình vì có nhiều khả năng bạn đang bị cảm xúc che lấp lý trí. Những người tốt sẽ có xu hướng tìm kiếm những người tốt và những người xấu cũng vậy.

Khi bạn đã tìm được cho mình một nhóm bạn tốt, một nhóm đối tác tốt để giao tiếp, hợp tác. Bạn đã đánh giá họ dựa trên 4 khía cạnh chính chứ không chỉ dựa vào cảm giác là bạn đã có cơ sở để tin hay không tin. Điều cuối cùng bạn nên nhớ khi đặt niềm tin đó là con người luôn luôn thay đổi, nhưng những giá trị cốt lõi thường thay đổi rất chậm.

bài viết có liên quan

Read more
KHÔNG NÊN COI NGƯỜI KHÁC LÀ KẺ NGỐC

Có người đến sở thú coi tinh tinh. Anh ta cuối người chào con tinh tinh trước, con tinh tinh cũng bắt chước chào lại anh ta. Cảm thấy rất vui, anh ta lại chắp tay thi lễ với tinh tinh, con tinh tinh cũng chắp tay thi lễ với anh ta. Anh ta lại lộn ngược mí mắt lên, lần này con tinh tinh không bắt chước nữa mà đấm cho anh ta một đấm.

Người này giận dữ đi hỏi nhân viên sở thú. Nhân viên sở thú cho anh ta biết: theo ngôn ngữ của tinh tinh, lộn mí mắt lên có nghĩa là mắng đối phương là đồ ngốc. Lúc này, anh ta đã hiểu ra.
Ngày hôm sau, anh ta đến vườn thú để báo thù. Anh ta cuối người chào, chắp tay thi lễ, con tinh tinh đều bắt chước. Sau đó, anh ta cầm một cây gậy lớn đánh vào đầu mình một cái rồi đưa gậy cho con tinh tinh. Không ngờ lần này con tinh tinh không hề bắt chước mà lại lộn ngược mí mắt lên với anh ta.
Những người tự cho mình là người thông minh, luôn lấy người khác làm trò vui hoặc đối tượng giễu cợt đều là những kẻ đáng bị tinh tinh lộn ngược mí mắt. Chúng ta không nên lừa dối người khác, càng không nên trêu đùa người khác. Nếu bạn muốn lừa dối hoặc trêu đùa người khác, bạn hãy coi chừng “gậy ông đập lưng ông”, cuối cùng lại khiến bản thân chịu thiệt.
Có một câu chuyện ngụ ngôn như thế này. Người nông dân nọ luôn mắc lừa phải thồ hàng rất nặng nên lừa ta rất tức giận. Lần nọ, người nông phu bắt lừa chở muối, lừa ta quyết định sẽ báo thù và chơi khăm người nông dân. Lừa ta bèn lao minh xuống dòng sông. Toàn bộ muối trên lưng nó nhanh chóng tan hết. Người nông dân rất tức giận, còn lừa ta dĩ nhiên rất vui mừng. Trong lòng nó nghĩ lần này người nông dân chắc bị lỗ vốn lớn, ai bảo ông ta bắt tôi sống cực khổ như vậy. Người nông dân từ đó không còn bắt lừa phải thồ nặng nữa. Có lần, ông ta cho lừa thồ bông vải. Nhưng lừa ta không cam tâm, nó muốn chơi khăm người nông dân một lần nữa. Thế là lừa ta lại lao mình xuống sông. Kết quả là bông vải thấm nước đã đè nó suýt chết.

Những người luôn tự cho mình thông minh, và coi người khác là kẻ ngốc, trong lòng lúc nào cũng có ý nghĩ bắt nạt người khác cuối cùng chắc sẽ gặp xui xẻo. Làm một người trung thực, đáng tin cậy, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống thật đơn giản và vui vẻ. 

bài viết có liên quan:

Read more
ĐỪNG TỎ RA HIỂU BIẾT HƠN NGƯỜI

Có một luật sư New York trẻ tham gia tranh cãi một vụ án quan trọng có liên quan đến một số tiền lớn và một vấn đề pháp luật quan trọng. Trong cuộc tranh cãi, vị thẩm phán của tòa án tối cao nói với chàng luật sư trẻ:

Thời hạn truy tố của luật hàng hải là 6 năm đúng không?
Chàng luật sư ngây người một lát, nhìn thẩm phán, sau đó thẳng thắn nói:
Không, thưa thẩm phán, luật hàng hải không có thời hạn truy tố.
Sau này, chàng luật sư đó nói với người khác:
Lúc đó, bầu không khí trong tòa lập tức trầm xuống. dường như ngay cả những hơi thở ấm áp cũng trở nên băng giá. Dù tôi nói đúng, ông ta nói sai và tôi cũng chỉ chỉ ra sự thật nhưng ông ta không hề vui vẻ vì chuyện đó. Ngược lại, sắc mặt ông ta tái xanh, khiến người ta trông thấy đã khiếp sợ. Dù pháp luật đứng về phía tôi, nhưng tôi đã gây ra một lỗi lầm nghiêm trọng: trước mặt mọi người đã chỉ ra cái sai của một người danh vọng nức tiếng, học thức phong phú.
Anh chàng luật sư này đúng là đã phạm phải sai lầm là tỏ ra hiểu biết hơn người. khi chỉ ra sai sót của một người có địa vị và uy tín cao, tại sao anh ta lại không suy xét kỹ càng hơn một chút?
Giáo sư Haddon Robinson trong cuổn sách Quá trình hạ quyết tâm đã có một đoạn mang đầy tình gợi mở: “con người, có khi tự nhiên thay đổi cách nghĩ của mình, nhưng nếu như người nói anh ta sai, anh ta sẽ giận dữ và càng thêm cố chấp hơn. Con người, đôi khi cách nghĩ không thật đúng, nhưng nếu có ai đó không đồng ý với cách nghĩ của anh ta, anh ta sẽ ra sức bảo vệ cách nghĩ của mình. Không phải là cách nghĩ đó hay ho gì, mà chỉ vì lòng tự trọng của anh ta đang bị đe dọa…”.
Một chính trị gia người Anh ở thế kỷ 19 đã dạy con trai mình như thế này: “con phải thông minh hơn người khác, nhưng con không được nói cho người khác biết con thông minh hơn anh ta”.
Socrates ở Athens cũng khuyên răn các môn đồ của mình như thế này: “tôi biết rằng tôi không biết gì cả”.
Bạn đừng bao giờ nói những câu như thế này: “xem đi! Anh phải biết là ai đúng ai sai”, “tôi làm anh thay đổi cách nghĩ. Tôi thông minh hơn anh nhiều”. Những câu nói này trên thực tế là những lời thách thức. trước khi bạn vẫn chưa bắt đầu chứng minh sai lầm của đối phương, anh ta đã chuẩn bị ứng chiến rồi. Tại sao cứ phải chuốc thêm phiền phức cho mình!

Bất luận bạn dùng cách gì chỉ ra sai lầm của người khác – một ánh mắt kinh khủng, một giọng điệu miệt thị, một tư thế kẻ cả - tất cả đều có thể đem lại hậu quả khó lường. Bạn cho rằng anh ta sẽ đồng ý với những điều bạn chỉ ra sao? Chắc chắn là không bao giờ, vì bạn đã phủ nhận trí tuệ và khả năng phán đoán của anh ta, bôi nhọ danh dự và xúc phạm lòng tự trọng của anh ta, đồng thời còn làm tổn thương tình cảm của anh ta. Anh ta không những không thay đổi suy nghĩ của mình mà còn chống đối bạn. Thế nên, bạn cần phải chú ý. Hãy cố gắng khéo léo hết sức để giữ thể diện cho người khác.
Read more
THẬN TRỌNG TRONG LỜI NÓI, HÀNH ĐỘNG

Khi lên ngôi, Tải Thuần nhà Thanh chỉ mới bốn tuổi, mọi việc đều do hai thái hậu “thùy liêm thích chính” (rủ mành và nghe việc nước). Từ Hi thường xuyên một mình triệu kiến quần thần việc gì cũng không thương lượng với Từ An Thái hậu, Từ An rất bất bình.
Đầu năm 1881, Từ Hi đột nhiên lâm trọng bệnh, dù đã mời nhiều danh y chữa trị nhưng đều không có kết quả. Sau đó bà uống những loại thuốc dùng để bồi dưỡng sau khi sinh để trị liệu thì “hiệu quả như thần”. Thế là Từ An thái hậu biết Từ Hi thiếu đứng đắn, bèn mượn cớ chúc mừng Từ Hi hồi phục sức khỏe, đem rượu đế đến cung Chung Túy, cùng uống với Từ Hi. Uống được 3 tuần, Từ An sau khi cho người hầu lui, lại nói đến chuyện hoàng đế Hàm Phong lúc cuối đời.
Hơn 20 năm nay hai cung ăn ở với nhau xem như rất tốt, có một chuyện từ lâu ta đã muốn nói với muội. Mời muội xem một thứ.
Từ An nói rồi lấy ra từ trong tráp một cuộn vải vàng. Đây là chỉ thị viết tay Hàm Phong hoàng đế lúc lâm chung viết cho Từ An Thái hậu, đại ý nói nếu sau này có phi tần nào không an phận, có thể căn cứ theo chiếu mệnh này để thanh trừ người đó. Từ Hi sau khi nghe xong, mặt biến sắc.
Từ An Thái hậu hoàn toàn xuất phát từ lòng hảo tâm nói cho Từ Hi biết chuyện này, muốn mượn di chiếu này để khuyên Từ Hi luôn chú ý giữ gìn. Để tránh làm Từ Hi nghi kỵ Từ An đã thu di chiếu tại đó, đốt dưới ánh nến và nói:
Tờ giấy này vô dụng rồi, đốt đi là tốt nhất.
Từ Hi ngoài mặt cảm động đến rơi nước mắt nhưng trong lòng lại có ý định xấu xa. Không lâu sau, Từ An Thái hậu cảm mạo, tối hôm đó thì chết, trên thực tế là bị Từ Hi đầu độc.
Những người vì nói chuyện thiếu thận trọng mà dẫn tới họa sát thân như Từ An có rất nhiều, Thẩm Đức Tiềm cũng là một ví dụ tiêu biểu.
Nhà thơ, nhà phê bình thơ nổi tiếng thời Thanh Thẩm Đước Tiềm đã từng làm đến chức Lễ bộ thượng thư, sinh thời rất được Càn Long yêu mến. Mỗi khi đi năm tuần, Càn Long hoàng đế rất thích đi khắp nơi để đề thơ. Mỗi khi có tác phẩm, Càn Long thường lệnh cho họ Thẩm sửa giúp, thậm chí còn để họ Thẩm viết thay. Vốn tính khoe khoang, họ Thẩm thường nói với các bạn thơ bài thơ nào là do mình sửa, bài thơ nào là do mình làm thay, thậm chí còn đưa những bài thơ mình làm thay vào tập thơ của mình, như vậy là đã đắc tội với hoàng đế. Sau đó, vì trong bài thơ Vịnh hắc mẫu đơn của họ Thẩm có câu “đoạt chu phi chính sắc/ Dị chủng dã xưng vương” mà Thẩm Đức Tiềm bị bắt, sau khi chết còn bị phanh thây. Ngục văn tự là một bảo bối của các vị vua Trung quốc chuyên dùng để trị tội những văn nhân mặc khách. Điều này ít nhiều cũng liên quan đến việc các văn nhân đời xưa một mặt tự cho mình thanh cao, mặt khác lại không thể tách khỏi sự ân sủng của hoàng đế. Họ tự cao, thích khỏe khoang, xuất ngôn tùy hứng mà không ngờ được sự hiểm ác của cuộc đời. vì lời nói mà gặp họa là chuyện thường thấy ở các triều đại trung quốc cổ xưa, khó có thể quên được.

Cổ nhân nói:“Nột vi quân tử, quả vi tiểu nhân” (nói năng từ tốn là quân tử, nói năng nhún nhường là tiểu nhân). “họa từ miệng mà ra” không phải là ngụ ý là không cho chúng ta nói mà là cảnh báo chúng ta khi nói chuyện nhất định phải thận trọng. Mở miệng nói chuyện thì phải suy nghĩ, cân nhắc: vì sao phải nói, đối tượng nói là ai, nên nói như thế nào. Tất cả những điều này đòi hỏi bạn phải có một hiểu biết nhất định. Người xưa khi đối diện với vấn đề này thường đề xướng đạo lý: “đạo bất đồng, bất tương vi mưu”, nhằm biểu đạt: “tư tưởng, quan niệm khác nhau thì không cùng nhau bàn luận được”. Cách này vừa thể hiện rõ lập trường của bản thân vừa không làm tổn thương lòng tự trọng của đối phương. “ Quân tử tuyệt giao, cũng không nói những lời xấu xa” -  đem triết lý giữ mình này mở rộng ra có thể thấy cổ nhân rất xem trọng đạo xử thế. Dù nhìn thấu bản chất của một sự việc, đôi khi bạn cũng không nên đem chân tướng sự việc nói ra. Lúc này, chỉ có cách giả bộ không biết, bạn mới có thể giúp bản thân tránh được họa. Bên trong sáng suốt, bên ngoài hồ đồ - đây mới là đạo lý giữ mình khôn ngoan.

bài viết có liên quan:


Read more
DÙNG KẾ ẨN THÂN

Người xưa rất giỏi che dấu mục đích hành động của bản thân, không dễ dàng tiết lộ. Những vấn đề trọng đại chỉ sau khi đã đạt được thành công, họ mới luận bàn về bí quyết của thành công đó. Làm thế nào để nắm được mục tiêu, chí hwngs của mình trong thực tiễn cuộc sống đã trở thành nội dung chủ yếu của chiến lược ẩn thân đúng đắn. 

Kế ẩn thân đã có lịch sử lâu đời ở Trung Quốc. Chẳng hạn, vào thời  Xuân Thu, Sở Trang Vương chấp chính, Sở quốc vừa mới thua Tấn quốc, thế nước không vượng, Sở Trang Vương cũng không biết có bao nhiêu người nguyện chết vì ông. Thế nên ông áp dụng kế ẩn thân, ba năm không màng đến quốc chính, ngoài ra còn hạ lệnh: “người nào dám can ngăn, giết không tha!” để thử xem trong quần thần có ai là không sợ chết, có ai là người trung thành, thẳng thắn không. Nhờ sự liều chết can đảm của bọn Ngũ Cử, Lao Tòng, ông đã có được lực lượng ủng hộ cải cách. Ông áp dụng triệt để hình thức sử phạt, thu nhận hàng trăm người. Về đối nội, ông chỉnh đốn cơ cấu hành chính, giảm sưu thuế cho dân; về đối ngoại, ông liên tiếp dành thắng lợi, chỉ một trận đã trở thành một trong “ngũ bá”. Sở Trang Vương đã che dấu mục đích của mình chính là để có thể thực hiện đến cùng. Đây chính là mức độ cao của kế ẩn thân. Sau khi thành công, ông mới công khai dã tâm của mình, vì lúc này chẳng ai có khả năng thay đổi địa vị bá chủ của ông nữa. vì thế, việc dùng chính sách ẩn thân hay không, chỉ có thể kết luận sau khi đã phân tích kỹ tình hình của bản thân.
Một ví dụ điển hình khác thể hiện sự sáng suốt khi vận dụng chính sách ẩn thân, đó chính là cảnh trong Tam quốc giễn nghĩa khi Lưu Bị và Tào Tháo uống rượu luận anh hùng. Lúc đó, Lưu Bị bị ép giữa hai thế lực lớn là Tào Tháo và Lữ Bố nên không thể nào giữ thế trung lập được nữa, đành dựa vào Tào Tháo cùng tiêu diệt Lữ Bố.
Tào Tháo trong lúc đi săn đã cố ý để lộ ý đồ soái ngôi, nhằm thăm dò thái độ của quần thần. Lúc này, các đại thần đều rất tức giận nhưng không dám nói ra, chỉ có Quan Vũ “rút đao thúc ngựa, muốn chém Tào Tháo”. Lưu Bị lại “xua tay,đưa mắt”, ngăn cản Quan Vũ, còn dùng lời lẽ cung kính nói với Tào Tháo:
Tể tướng thiện xạ, hiếm có trên đời.
Điều này cho thấy Lưu Bị suy nghĩ thật sâu xa. Thế nên, khi dựa vào bức huyết thư của Hán Hiến Đế để liên minh lật đổ Tào Tháo, bọn Đổng Thừa và Vương Tử Phục cũng lôi Lưu Bị vào trong tập đoàn chính trị này. Sau khi ký tên liên minh, Lưu Bị “tạm lưu về vườn trồng rau, đích thân tưới nước, chăm sóc, dùng kế ẩn thân đề phòng Tào Tháo mưu hại”.
Không ngờ Tào Tháo vô cùng sáng suốt. Tào Tháo nghĩ Lưu Bị là anh hùng có chí hướng cao xa như vậy sao đột nhiên lại đi trồng rau, chắc chắn là có sự kiện trọng đại gì ảnh hưởng đến Lưu Bị. Nghĩ vậy, Tào Tháo bèn sai Hứa Chử, Trương Liêu dẫn mười mấy người mời Lưu Bị đến phủ tể tướng. Trong khung cảnh “bàn để mơ xanh, một bình rượu nấu, hai người ngồi đối diện, cởi mở, uống thỏa thích” đã giễn ra một vở kịch lưu truyền sử sách. Lúc đó, Tào Tháo hầu như đã biết rõ nhưng vẫn cố ý hỏi vì muốn Lưu Bị thừa nhận mình ôm chí anh hùng. Lưu Bị thì cố ý kéo những người bên cạnh vào, đầu tiên là nhắc đến Viên Thuật, người khiến người ta không thể coi thường nhất; Tào Tháo nói ông ta chỉ là bộ xương khô trong mả. Lưu Bị lại lần lượt nêu lên Viên Thiệu, Lưu Biểu, Tôn Bá Phù, Tôn Sách… duy chỉ không nhắc đến những người tham gia liên minh lật đổ Tào Tháo do Đổng Thừa đứng đầu và bản thân mình. Tào Tháo dĩ nhiên không hài lòng bèn nói thẳng:
Anh hùng trong thiên hạ ngày nay, chỉ còn có Sứ quân với Tháo này thôi!
Lưu Bị trong lòng vốn đã lo lắng chuyện liên minh lật Tào bị bại lộ, giờ nghe Tào Tháo gọi mình là anh hùng thì càng cho rằng chuyện đã bị bại lộ, lỡ tay đánh rơi đôi đũa xuống đất. Đúng lúc đó có tiếng sấm vang lên. Để tránh Tào Tháo nghi ngờ thêm nữa, Lưu Bị đành phải giả vờ sợ tiếng sấm để lui về phòng. Rất may Tào Tháo lại nghĩ người này ngay cả tiếng sấm cũng sợ thì có lẽ cũng chẳng phải anh hùng gì, nên cũng gạt bỏ hoài nghi trong lòng. Sau này, Lưu Bị mượn cớ thảo phạt Viên Thuật lãnh binh xuất phát, “phá vỡ lồng sắt chốn hùm sói, đột mở khóa vàng thoát giao long”, đặt nền móng hình thành thế chân vạc.
Sách lược ẩn thân trên thực tế được dùng khi sức chưa đủ để đạt được mục tiêu mà mình theo đuổi cũng như khi cần tránh kế hoạch hành động ngăn cản, quấy rối, phá hoại mình của người khác.

Dù ngoài mặt là lùi bước nhân nhượng, nhưng bên trong sách lược ẩn thân lại là sự mềm dẻo nhẫn nhịn của con người. Vận dụng thích hợp sách lược này chính là một biểu hiện quan trọng của lối sống khôn ngoan.

xem thêm bài viết liên quan:


Read more
KHÔNG NÊN TỰ KIÊU

Nhà văn Tô Đông Pha thời Bắc Tống tư chất thông minh, đọc đâu nhớ đấy, xuất khẩu thành thơ. Ông được người đời cho là “vừa có cái phong lưu của lý bạch vừa có cái mẫn tiệp của Tào Tử Kiến”. Tô Đông Pha được phong hàn lâm học sĩ, làm việc dưới trướng tể tướng Vương An Thạch. Vương An Thạch rất coi trọng tài năng của ông nhưng Tô Thức (tên thật của Tô Đông Pha) vốn tự kiêu, thường xuất ngôn có hàm ý châm biếm.



Tô Thức làm quan ở Tô Châu ba năm. Hết thời gian bổ nhiệm, ông trở về kinh. Ba năm trước, do đắc tội với Vương An Thạch nên ông bị giáng chức. Lần này trở về, Nghĩ mình nên đến chào hỏi mới đúng, ông bèn tới phủ tể tướng. Lúc này, Vương An Thạch đang ngủ trưa, người gác cổng đưa Tô Thức vào thư phòng phía đông ngồi đợi. Ngồi không chẳng có chuyện gì làm, nhìn qua thấy có tờ giấy đề hai câu thơ Vịnh cúc của Vương An Thạch đang làm dở, Tô Thức bất giác cười nói: “Nhớ năm đó khi mình làm quan ở kinh thành, ông ta viết ra ngàn vạn lời, cũng chẳng cần phải suy nghĩ. Ba năm sau, quả nhiên tài năng đã lụi tàn, chỉ có 2 câu thơ mà viết mãi chẳng ra”. Lẩm nhẩm hai câu thơ, đột nhiên ông hét lên: “A, vốn cả hai câu thơ này cũng chẳng ăn nhập gì cả!”. bài thơ viết thế này: Hoàng hôn phong vũ minh viên lâm / tài cúc phiêu linh mãn địa kim ( gió tây đêm qua dạo ngang vườn, thổi rơi hoa vàng trải khắp sân). Tô Thức thấy gió tây mạnh vào mùa thu, hoa cúc nở rộ cuối thu dù có khô héo cũng chẳng dụng cách. Nghĩ đến đây, Tô Thức không nén được, tự đề thêm hai câu: thu anh bất tỉ xuân hoa lạc / vi báo thi nhân tử thế khán ( hoa thu không rụng như hoa xuân / nói để nhà thơ vịnh cẩn thận). Sau khi viết xong, ông lại nghĩ: nếu châm trọc tể tướng như vậy, chỉ sợ lại gây ra phiền phức, còn nếu như xé bài thơ đi thì chẳng ra thể thống gì. Nghĩ đi nghĩ lại, cảm thấy bất an, ông bèn đặt bài thơ về chỗ cũ, cáo từ ra về. Ngày hôm sau hoàng thượng hạ chỉ, giáng Tô Thức làm đoàn luyện phó sứ ở Hoàng Châu.
Tô Thức nhậm chức ở Hoàng Châu gần một năm, nháy mắt đã đến cuối thu. Một ngày gió đột nhiên nổi lớn. sau cơn gió, hoa cúc sau vườn rụng hết, vàng khắp cả sân, trên cành chỉ còn trơ lại những đài hoa. Tô Thức nhất thời choáng váng, không nói được lời nào. Lúc này ông mới biết là hoa cúc Hoàng Châu quả nhiên rụng cánh! Bất giác ông nói với bạn:
-          Tôi bị giáng chức, cứ nghĩ là tể tướng mượn chuyện công báo thù riêng. Ai ngờ là tôi sai. Lẽ ra tôi không nên coi thường, nhạo báng người khác. Đúng là đi một ngày đàng học một sàng khôn!
Trong lòng xấu hổ, Tô Thức muốn tìm cơ hội tạ lỗi với Vương An Thạch. Nghĩ lại lúc sắp rời kinh, Vương An Thạch đã từng nhờ lấy nước Trung Hiệp ở đập Tam Hiệp về để pha trà Dương Tiễn nhưng vì trong lòng không phục nên ông sớm đã quang chuyện lấy nước ra khỏi đầu. Nghĩ đến cơ hội về kinh trong lễ Đông chí sắp tới, ông định bụng sẽ mang nước ở Trường Giang Tam hiệp về để tạ lỗi với tể tướng.
Tiết đông chí đã gần đến, Tô Thức cáo phép, đưa vợ bị bệnh về quê. Sau khi chia tay vợ, Tô Thức một mình đi dọc theo song. Vì cả ngày đi đường xa mệt mỏi nên ông đã ngủ quên. Đến lúc thức dậy thì đã đến Hạ Hiệp, nếu quay thuyền lại thì sợ không kịp về kinh, lại nghe một ông lão nói: “ Tam Hiệp tương liên, không gì ngăn cách, nước cũng vậy, khó phân tốt xấu”. Tô Thức bèn múc một lọ nước Hạ Hiệp đem về kinh.
Tô Thức đến phủ tể tướng thăm hỏi trước. Vương An Thạch ra lệnh cho người gác cổng đưa Tô Thức vào thư phòng phía đông. Tô Thức nghĩ đến chuyện sửa thơ năm ngoái, trong lòng đã rất hổ thẹn. Giờ lại nhìn thấy trên cột có gián bài thơ, ông càng thêm xấu hổ, bèn cúi đầu quỳ xuống nhận lỗi. Nhận bình nước từ tay Tô Thức, Vương An Thạch bèn cầm đi nấu nước pha trà Dương Tiễn. Vương An Thạch hỏi nước lấy ở đâu, Tô Thức cười đáp: “Trung Hiệp”. Vương An Thạch cười nói:
-          Lại còn lừa ta, đây rõ ràng là nước Hạ Hiệp, sao có thể giả mạo nước trung hiệp được.
Tô Thức hoảng hốt, vội vàng giải thích do nghe dân bản địa nói Tam Hiệp tương liền, nước cũng vậy, không ngờ tể tướng lại phân biệt được. Vương An Thạch nghiêm giọng nói:
-          Người đọc sách không chỉ tin vào lời đồn, nhất định phải cẩn thận suy xét. Ta nếu không phải đã từng đến Hoàng Châu, tận mắt chứng kiến hoa cúc rụng cánh, làm sao dám làm bài thơ nói lung tung như vậy? Nước ở Tam Hiệp, trong Thủy kinh chú đã nói: nước Thượng Hiệp quá gấp, nước Hạ Hiệp quá chậm, duy chỉ có nước Trung Hiệp là vừa phải. Nếu dùng pha trà Dương Tiễn, nước Thượng Hiệp sẽ cho vị nồng, nước Hạ Hiệp sẽ cho vị Nhạt, nước trung hiệp sẽ cho vị vừa phải. Mầu trà hôm nay nửa giờ mới hiện ra nên có thể biết ngay là nước Hạ Hiệp.Tô Thức vô cùng kính phục. Vương An Thạch lại mở tủ sách nói với Tô Thức: Ngươi có thể lấy một quyển sách trong hai mươi tư tủ sách này và đọc một câu. Nếu như ta không đọc được câu tiếp theo thì coi như ta đời này vô học.
Tô thức lấy một quyển sách bám đầy bụi, Dường như lâu lắm chẳng đụng đến, để thử Vương An Thạch, không ngờ Vương An Thạch đáp lại rất lưu loát. Tô Thức không kìm được thán phục:
Tể tướng học thức uyên thâm, không nông cạn như Tô Thức đây!
Tô Đông Pha là một nhà văn, có rất nhiều tác phẩm được truyền tụng, chỉ vì cạy tài ngông cuồng, xuất ngôn mạo phạm, đã ba lần bị Vương An Thạch trừng trị, từ đó không còn dám coi thường, chế nhạo người khác nữa.
Tô Đông Pha còn như vậy, chúng ta – những người tài năng không bằng Tô Đông Pha – Càng nên hành động và nói năng thận trọng, khiêm tốn. bởi lẽ, chúng ta không thể đọc hết sách trong thiên hạ và cũng không thể hiểu hết mọi chuyên trên đời. Như cổ nhân có nói: “có thể ngu dốt mà thông minh, không thể thông minh mà ngu dốt”.

XEM THÊM:

Read more
LO HỌA XA KHÔNG BẰNG TRÁNH MỐI NGUY TRƯỚC MẮT

Có câu chuyện ngụ ngôn thế này: Xưa nay, chim khách đều làm tổ trên ngọn cây cao. Nhưng mỗi năm cứ đến mùa thu, đặc biệt là khi có gió lớn, tổ của chúng đều lắc lư theo cành cây, cứ như thể sắp lật úp xuống vậy. những lúc đó, chim khách và đàn con đều co quắp trong tổ, vô cùng khiếp sợ, ngay cả thở mạnh cũng chẳng dám.

Có một con chim khách rất thông minh. Khi mùa hè còn chưa tới, nó đã lo nghĩ cho mùa thu. Nó dự tính mùa thu chắc chắn sẽ có gió lớn, sẽ nguy hiểm cho sự an toàn của nó. Để đảm bảo an toàn trong tương lai, con chim khách quyết định chuyển nhà. Thế là nó không quản gian khổ tìm một nơi thật sự an toàn. Cuối cùng, nó cũng tìm được một chạng cây to thấp, bên trên lại có cành là rậm rạp che phủ, gió lớn cũng chẳng gây hề hấn gì. Sau đó, không ngại phiền hà, mệt mỏi, nó cắp từng cành cây, ngọn cỏ, cọng rễ của tổ cũ chuyển đến chạng cây to thấp, dựng lại nơi ở mới. Cái tổ mới thực sự an toàn, thoải mái, không phải lo gió lớn.
Mùa hè tới, dưới bóng râm của cây đại thụ rậm rạp rất mát mẻ. Người đi đường thường dừng lại nghỉ chân dưới gốc cây, vừa hóng mát vừa trò chuyện. Bất chợt ngẩn đầu lên, họ nhìn thấy một cái tổ chim khách rất thấp gần. Thế là họ thò tay vào tổ bắt hết chim khách con và lấy hết trứng trong tổ.
Chim khách đáng thương trong chốc lát đã gặp tai họa. mùa thu vẫn còn lâu mới tới, thế mà cái “tổ an lạc” của nó đã bị phá nát chẳng ra hình dạng gì. Nó suy xét dự phòng những tai nạn trong tương lai mà quên mất nguy hiểm trước mắt. Kết quả là nó vẫn không tránh được tai họa.

Để tránh gió lớn, xây tổ trên trạng cây to thấp có vẻ là ý tưởng rất thông minh. Nhưng tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, xem ra nó đã tự làm hại mình. Nhẫn nại lúc này mới là lối thoát duy nhất. Gặp những tình huống như vậy trong cuộc sống, chúng ta hãy cố gắng chịu đựng đau khổ tạm thời.

các bài viết có liên quan :

Read more
ĐỪNG SỢ ĐỂ LỘ KHUYẾT ĐIỂM

Thành thật là một trong những đức tính tốt đẹp của con người. Ai trong chúng ta cũng đều hi vọng trong giao tiếp sẽ gặp được người thành thật, đáng tin. Tuy nhiên, xã hội vẫn tồn tại thói đạo đức giả và xảo trá nên hầu hết mọi người vẫn còn nảy sinh tâm lý “đề phòng bị người khác hãm hại”.

Trong hiện thực cuộc sống, muốn thực hiện được 2 chữ “thành thật”, chúng ta cần phải có dũng khí, đôi khi còn phải chấp nhận chịu trả giá. Trong mối quan hệ giữa người với người, dám thừa nhận khuyết điểm và sự thiếu hiểu biết của mình sẽ để lại cho đối phương ấn tượng sâu sắc, từ đó tăng thêm sự tín nhiệm của đối phương.
Thông thường, người ta có tâm lý không muốn để người khác thấy được nhược điểm của mình nên rất khó mở miệng nói 3 chữ “tôi không biết”. Thế nhưng, nếu bạn dũng cảm thừa nhận điều mình không biết thì trái lại, bạn có thể làm tăng sự tín nhiệm của người khác đối với bạn. Bởi lẽ, thẳng thắn nói mình không biết, bạn không những để lại cho người ta ấn tượng bạn rất thành thật, mà còn khiến người ta khâm phục sự dũng cảm đó của bạn. Hơn nữa, người ta sẽ cho rằng bạn nhất định là biết chính xác rồi mới nói, vì thế càng thêm tín nhiệm bạn.
Nếu trong giao tiếp, bạn bày tỏ rõ khuyết điểm của mình, bạn thường sẽ được người khác tin tưởng. Vì con người luôn có tâm lý “tốt khoe, xấu che” nên nếu bạn thật thà để lộ khuyết điểm, người khác sẽ cảm thấy bạn rất thành thật, từ đó nảy sinh cảm giác tin tưởng bạn.
Dĩ nhiên, khi thành thật chỉ ra khuyết điểm của mình, bạn cũng cần chú ý không phá vỡ hình tượng của bản thân. Cách tốt nhất là: bộc lộ khuyết điểm thích hợp nhưng không để người ta cảm thấy bạn kém cỏi.

Tục ngữ có nói: “ nhân vô thập toàn”. Một người có khuyết điểm thường thành thực, đáng tin, dễ nhận được sự công nhận của người khác. Vì vậy, người thực sự sáng suốt thường thừa nhận hoặc bộc lộ những thiếu sót không đáng kể của mình.

xem thêm :

Read more