Trong cuộc sống, chúng ta phải có niềm tin vào người khác, phải có gia đình, bạn bè, bằng hữu mới có thể cảm thấy bình an. Thế nhưng nếu ta bất cẩn tin lầm người không đáng tin thì hậu quả khôn lường. Nhẹ thì mất tiền, mất của, nặng thì vướng phải vòng lao lý hoặc thậm chí mất cả tính mạng. Lựa chọn người để tin tưởng quả là công việc không hề đơn giản nếu ta chỉ dựa vào cảm xúc để đặt niềm tin thì có phần chưa chính xác. Trong thực tế, đa phần người ta tin nhau bằng cảm giác – “cảm thấy tin” chứ không thể lý giải được lý do tại sao tin, đó là nguyên nhân cốt lõi của việc trao nhầm niềm tin. Để tìm được người xứng đáng trao gửi niềm tin ta cần phải có một chút phương pháp và sự khéo léo.

Hãy tìm cho mình những người bạn tốt, họ là những người có ý chí mạnh mẽ, chăm chỉ lao động và có thái độ lao động tích cực. Những người yêu lao động mới hiểu được giá trị thực sự của cuộc sống, mới có tình thương và sự khoan dung đối với người khác. Những người này nếu biết cách sử dụng thời gian hiệu quả hay nói cách khác là họ có phương pháp lao động tốt và có thêm một chút thông minh thì họ chính là những người bạn tốt mà bạn nên tập hợp quanh mình. Tất cả những lần bạn giao tiếp với người khác đều là cơ hội để bạn tìn hiểu họ, từ những lần uống cà phê, những lần đi nhậu với đối tác…bạn phải tinh tế mới có thể nhận ra bản chất thật của họ làm cơ sở để đặt niềm tin sau này.
Đức chúa jêsus có 12 người bạn sau này 2 trong số họ đã phản bội lại ông. Chúng ta là những người bình thường thì có lẽ tỷ lệ chọn nhầm bạn để chơi còn cao hơn nhiều. vậy nên 4 khía cạnh để đánh giá sâu một người trước khi bạn quyết định trao niềm tin của mình cho họ là điều cần thiết dù họ đã nằm trong nhóm bạn tốt của bạn.
Thứ nhất: họ phải là người có năng lực hành vi dân sự. Họ đã đủ 18 tuổi, không bị tâm thần hay các triệu chứng của bệnh này, họ không bị tòa kêu án. Như vậy họ sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật cho mọi hành vi của họ.
Thứ hai: họ phải là người có uy tín. Uy tín là thái độ, là ý muốn thực hiện nghĩa vụ của mình. Vay tiền thì có ý muốn trả nợ, nợ ân tình cũng luôn chờ cơ hội báo đáp thì đó là uy tín. Muốn xác định uy tín của một người có thể thông qua lịch sử hành vi, lịch sử vay nợ, hay giao dịch của họ hoặc thông qua danh tiếng, nhận xét của dư luận. ngoài ra nếu bạn trang bị một chút kiến thực về nhân tướng học, ngôn ngữ cơ thể… bạn có thể tìm thấy mối liên hệ giữa biểu hiện bên ngoài và phẩm chất bên trong từ đó có cái nhìn chính xác hơn về uy tín của một người.
thứ ba: bạn phải tìm hiểu mục đích của hành vi. Một đối tác mua chịu hàng của bạn, một người bạn vay tiền của bạn họ có mục đích gì? Họ mua hàng để bán kiếm lời và trả tiền hàng cho bạn, hay họ mua chịu hàng và quỵt nợ luôn. Họ muốn làm ăn lâu dài với bạn hay họ chỉ là kẻ lưa đảo, làm ăn chụp dật. Bạn cần tinh tường xác định rõ mục đích thực sự của họ mới có thể trao gửi niềm tin đúng chỗ được.
Thứ tư: môi trường sống của người đó. “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” là trường hợp vô cùng hiếm trong thực tế. “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” phản ánh đúng thực tế hơn. cũng giống như một doanh nghiệp mạnh kinh doanh trong môi trường khủng hoảng kinh tế, một thủy thủ bơi ngược dòng… rất khó để giữ mình và phát triển. Nếu bạn đang đánh giá một người là bạn tốt, nhưng xung quanh họ, từ gia đình đến bạn bè của họ đều là người xấu thì bạn nên coi lại cách nhìn của mình vì có nhiều khả năng bạn đang bị cảm xúc che lấp lý trí. Những người tốt sẽ có xu hướng tìm kiếm những người tốt và những người xấu cũng vậy.

Khi bạn đã tìm được cho mình một nhóm bạn tốt, một nhóm đối tác tốt để giao tiếp, hợp tác. Bạn đã đánh giá họ dựa trên 4 khía cạnh chính chứ không chỉ dựa vào cảm giác là bạn đã có cơ sở để tin hay không tin. Điều cuối cùng bạn nên nhớ khi đặt niềm tin đó là con người luôn luôn thay đổi, nhưng những giá trị cốt lõi thường thay đổi rất chậm.

bài viết có liên quan

Tagged
This is the most recent post.
Bài đăng Cũ hơn

0 nhận xét